BẢO HIỂM XÃ HỘI – NỖI LO KHÔNG CỦA RIÊNG AI

– Thời gian gần đây, khi nói đến BHXH, luôn là một chủ đề HOT được rất nhiều người quan tâm, không chỉ có tôi quan tâm, bạn quan tâm, mà còn rất rất nhiều người khác cũng đang quan tâm.

– Một câu hỏi đặt ra là, tại sao lại có nhiều người quan tâm đến vậy ? Và tại sao họ lại quan tâm ?

+ Chủ doanh nghiệp quan tâm, bởi liên quan trực tiếp đến chi phí mà họ phải bỏ ra. Trong thời buổi hội nhập, có quá nhiều khoản chi phí cần phải cân đối, và chi phí về các khoản bảo hiểm cũng không ngoại lệ.

+ Người lao động quan tâm, bởi liên quan trực tiếp đến thu nhập, và quyền lợi của họ. Có nhiều người, họ không xác định đi làm thuê lâu dài, nên cũng không xác định đóng đủ bảo hiểm để được hưởng lương hưu sau này, và đương nhiên, họ cũng không muốn bị trừ khoản bảo hiểm quá cao vào thu nhập của họ. Nhưng cũng có nhiều người, mong muốn đóng bảo hiểm để được hưởng các chế độ sau này, nhưng họ lại lo lắng, vì mức đóng bảo hiểm cao như vậy, liệu rằng doanh nghiệp có đóng bảo hiểm cho họ hay không ? Và nỗi lo số tiền lương thực nhận sẽ giảm đi cũng không hẳn là không sảy ra.

+ Cơ quan bảo hiểm quan tâm, bởi mức đóng tăng cao, đồng nghĩa với việc các Doanh nghiệp sẽ rất khó có thể thực hiện được, gây khó khăn trong quá trình thu bảo hiểm

+ Kế toán – Chính là các bạn, cũng phải quan tâm, bởi làm sao đó phải tìm ra được bài toán, mà làm Sếp của các bạn hài lòng, nhưng cũng phải dung hòa với lợi ích của người lao động.

– Chúng ta, hãy cùng nhau thảo luận một chút về vấn đề này, đứng trên góc độ của văn bản pháp luật, và đứng trên quan điểm cá nhân của ĐAM MÊ KẾ TOÁN – người viết bài, làm sao để dung hòa được lợi ích của tất cả các bên ? Và đâu sẽ là giải pháp cho bạn, và Doanh nghiệp bạn ?

– Nếu như trước đây, quy định tiền lương đóng bảo hiểm là tiền lương cơ bản được ghi trên Hợp đồng lao động, sẽ rất đơn giản để doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho người lao động với mức thấp, chỉ cần chia lương ra bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp. Bảo hiểm sẽ chỉ đóng trên lương cơ bản. Nhưng khi luật BHXH 2014 ra đời và có hiệu lực, thì có xây dựng được như vậy nữa hay không ?

Khoản 2 điều 89 luật BHXH 2014 quy định:

“Điều 89: Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:

……

2. Đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động.

Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.”

==>Theo đó: Tiền lương đóng bảo hiểm là mức lương và phụ cấp lương, vậy là bài toán chia lương ra bao gồm lương cơ bản và các khoản phụ cấp để đóng bảo hiểm trên lương cơ bản có còn được áp dụng cho năm 2016 khi luật BHXH có hiệu lực ?

Chúng ta cùng đi phân tích xem mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật về lao động là như thế nào nhé.

Điều 30 thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định:

“Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:

1. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (sau đây được viết là Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH).

Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mứ/c lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.

3. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.”

– Khi các bạn đọc xong tôi trích dẫn điều 30 của thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, chắc chắn các bạn sẽ có thắc mắc: Phụ cấp lương theo quy định tại thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH là phụ cấp như thế nào ? Và theo quy định tại điều 4 thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết như sau:

Điều 4. Tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác ghi trong hợp đồng lao động

Mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thỏa thuận ghi trong hợp đồng lao động quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP bao gồm:

1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.

2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:

a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

Đối với các chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.”

– Nếu bạn đọc kỹ điều 4 thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH và điều 30 thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH bạn sẽ nhận ra 2 vấn đề như sau:

– Vấn đề thứ nhất: Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội CHỈ BAO GỒM mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của TT số 47/2015/TT-BLĐTBXH

Nhưng, Theo quy định tại khoản 2 điều 4 của nghị định 47/2015/TT-BLĐTBXH quy định về các khoản phụ cấp lương, bao gồm cả điểm a và điểm b:

a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.

b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.

==>Theo đó: Phụ cấp lương để đóng bảo hiểm xã hội không bao gồm phụ cấp lương theo hướng dẫn tại điểm b khoản 2 điều 4 của thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, đó là các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động như phụ cấp đánh giá kết quả công việc, phụ cấp đánh giá trong quá trình làm việc.

– Vấn đề thứ 2: Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội CHỈ BAO GỒM mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH

Nhưng, theo quy định tại khoản 3 điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH, các khoản bổ sung khác bao gồm cả điểm a, và điểm b:

a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.

b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

==>Theo đó: Các khoản bổ sung khác để đóng bảo hiểm xã hội không bao gồm các khoản bổ sung khác theo hướng dẫn tại điểm b khoản 3 điều 4 thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH, đó là các khoản bổ sung KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC MỨC TIỀN CỤ THỂ cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.

  • KẾT LUẬN

– Từ ngày 01/01/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương, trừ các khoản sau:

+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động, như Phụ cấp đánh giá kết quả công việc, phụ cấp đánh giá trong quá trình làm việc.

+ Các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

– Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác, trừ các khoản sau:

+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động, như Phụ cấp đánh giá kết quả công việc, phụ cấp đánh giá trong quá trình làm việc.

+ Các khoản bổ sung KHÔNG XÁC ĐỊNH ĐƯỢC MỨC TIỀN CỤ THỂ cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động

+ Các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo khoản 11 Điều 4 của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động

==>Theo đó: Căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế của DN bạn, để bạn xây dựng Quy chế lương phù hợp với các khoản không tính đóng bảo hiểm xã hội.

ĐAM MÊ KẾ TOÁN xin đưa ra quan điểm của một vài bạn, để các bạn dễ dàng lựa chọn:

+ Có nhiều bạn đưa ra quan điểm, là xây dựng quy chế lương đẩy thêm các khoản xăng xe, điện thoại, đi lại vào bảng lương, vì các khoản này cũng không tính đóng bảo hiểm. Nhưng nếu công ty bạn mức lương cao thì các khoản này không thể bù đắp được.

+ Cũng có ý kiến cho rằng, cho thêm các khoản thưởng vào lương, vì các khoản này cũng không tính đóng BH. Nhưng, thưởng thì phải có dịp mới thưởng, chứ không thể lúc nào cũng thưởng, trong khi đó, mức lương của người lao động, gần như là ổn định giữa các tháng.

+ Và cũng có ý kiến cho rằng, xây dựng các khoản thưởng hàng tháng dựa vào doanh số. Nhưng nếu như vậy, bạn sẽ phải bám sát vào doanh số, công ty bạn doanh số ổn định thì không sao, nhưng nếu doanh số biến động mạnh giữa các tháng, thì bài toán này có thể là chưa phù hợp, vì mức lương của người lao động gần như là ổn định giữa các tháng.

+ Và  bạn có thể tham khảo xây dựng quy chế lương có các khoản phụ cấp đánh giá kết quả công việc, vì các khoản này cũng không tính đóng bảo hiểm. Và khoản này, có ưu điểm hơn các khoản trên, bởi:

  • Bạn có thể cho mức phụ cấp cao, đáp ứng được bài toán lương công ty các bạn đang trả cao cho người lao động
  • Bạn có thể phụ cấp hàng tháng, đáp ứng được bài toán lương công ty các bạn ổn định giữa các tháng. (Bạn chỉ cần để mức phụ cấp này có thay đổi chút xíu hàng tháng là cũng ok)
  • Bạn không cần dựa vào doanh số để đánh giá, bởi để đánh giá hiệu quả công việc, không phải chỉ nhìn vào doanh số, đáp ứng được bài toán công ty các ban doanh số biến động mạnh giữa các tháng.

==> Quan điểm cá nhân của ĐAM MÊ KẾ TOÁN: Nếu doanh nghiệp bạn có khả năng về kinh tế, NÊN đóng bảo hiểm cho người lao động theo lương thực tế trả cho người lao động để đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Bài viết tiếp theo, chia sẻ cho các bạn FILE WORD hướng dẫn xây dựng quy chế lương có khoản phụ cấp đánh giá hàng tháng, để bạn áp dụng vào doanh nghiệp mình, các bạn nhé.

Tham khảo hướng dẫn sử dụng phần mềm EXCEL – CÔNG CỤ ĐỘC NHẤT CHỈ CÓ TẠI ĐAM MÊ KẾ TOÁN và được đào tạo tại khóa học TỔNG HỢP ĐẶC BIỆT TẠI ĐÂY

Tham khảo VIDEO phân tích các tình huống thực tế về thuế TNCN trong khóa học TỔNG HỢP ĐẶC BIỆT TẠI ĐÂY

Tham khảo một vài trắc nghiệm tình huống thực tế về Hóa đơn trong khóa học TỔNG HỢP ĐẶC BIỆT TẠI ĐÂY

Tham khảo một vài bài tập tình huống thực tế về thuế GTGT trong khóa học TỔNG HỢP ĐẶC BIỆT TẠI ĐÂY

hinh-anh-dia-chi-cong-ty_dam-me-ke-toan

DICH VU DAM ME KE TOAN

Bài Viết Liên Quan