ĐIỀU KIỆN ĐẶT IN HÓA ĐƠN VỚI DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP

Khi doanh nghiệp mới thành lập, sẽ phải có hóa đơn để sử dụng. Nhưng vấn đề là doanh nghiệp sẽ được tự in hóa đơn, hay được đặt in hóa đơn, hay phải mua hóa đơn của Cơ quan thuế ?

Trong bài viết này, ĐAM MÊ KẾ TOÁN sẽ phân tích cho các bạn, để các bạn nắm được, và áp dụng cho doanh nghiệp mình nhé.

  • Thứ nhất: Đối tượng tạo hóa đơn tự in:

– Điều 6 thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về đối tượng tạo hóa đơn tự in, bao gồm các đối tượng sau:

+ Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao.

+ Các đơn vị sự nghiệp công lập có sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

+ Doanh nghiệp, Ngân hàng có mức vốn điều lệ từ 15 tỷ đồng trở lên tính theo số vốn đã thực góp đến thời điểm thông báo phát hành hóa đơn, bao gồm cả Chi nhánh, đơn vị trực thuộc khác tỉnh, thành phố với trụ sở chính có thực hiện kê khai, nộp thuế GTGT.

+ Doanh nghiệp mới thành lập có vốn điều lệ dưới 15 tỷ đồng là doanh nghiệp sản xuất, dịch vụ có thực hiện đầu tư mua sắm tài sản cố định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị tại thời điểm thông báo phát hành hóa đơn được tự in hoá đơn để sử dụng cho việc bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

  • Thứ hai: Đối tượng tạo hóa đơn đặt in:

– Điều 8 thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về đối tượng tạo hóa đơn đặt in, bao gồm các đối tượng sau:

+ Tổ chức kinh doanh mới thành lập thuộc đối tượng được tự in hóa đơn nếu không sử dụng hóa đơn tự in thì được tạo hoá đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

+ Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế được tạo hoá đơn đặt in để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.

  • Thứ ba: Đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế:

– Điều 11 thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế, bao gồm các đối tượng sau:

+ Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án).

+ Hộ, cá nhân kinh doanh;

+ Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu.

+ Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;

+ Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế.

Và tại Khoản 2 điều 13 thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu:

“…..

Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;”

==>Theo đó: Doanh nghiệp mới thành lập thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu, nên sẽ thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế. Nhưng nếu doanh nghiệp xin chuyển đổi được phương pháp tính thuế từ trực tiếp sang khấu trừ, thì doanh nghiệp sẽ không phải mua hóa đơn của cơ quan thuế.

– Điều kiện để được chuyển đổi phương pháp tính thuế từ trực tiếp sang khấu trừ:

Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, máy móc, thiết bị, công cụ, dụng cụ hoặc có hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.”

– Thời hạn chuyển đổi phương pháp tính thuế từ trực tiếp sang khấu trừ:

+ Đối với doanh nghiệp mới thành lập phải gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước thời hạn nộp HSKT đầu tiên phát sinh. Nếu đến thời hạn nộp HSKT đầu tiên NNT không nộp mẫu 06/GTGT thì NNT thuộc trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế trực tiếp.

(Theo công văn số 1097/TCT-KK ngày 30 tháng 03 năm 2015 của Tổng cục thuế)

– Thủ tục chuyển đổi phương pháp tính thuế từ trực tiếp sang khấu trừ:

+ Làm mẫu 06/GTGT ban hành kèm theo thông tư 156/2013/TT-BTC gửi cơ quan thuế xin áp dụng tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Trong thời hạn 5 ngày, cơ quan thuế sẽ trả lời bằng văn bản về việc đồng ý hay không đồng ý cho doanh nghiệp chuyển sang tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Và cũng trong thời gian này, cán bộ thuế sẽ yêu cầu doanh nghiệp chứng minh xem doanh nghiệp mình có đủ điều kiện để được chuyển đổi phương pháp tính thuế hay không, như là photo hóa đơn mua tài sản cố định, công cụ, dụng cụ, hoặc photo hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh. Và cũng có thể, trong thời gian chờ xét duyệt cho doanh nghiệp, cán bộ thuế sẽ kiểm tra trực tiếp tại trụ sở của doanh nghiệp, để xác minh doanh nghiệp có thực tế hoạt động hay không, nên là các bạn cũng chuẩn bị tâm lý luôn luôn sẵn sàng tiếp đón cán bộ thuế nhé.

+ Khi nào nhận được trả lời bằng văn bản của Cơ quan thuế, lúc đó bạn mới chính thức đủ điều kiện để chuyển đổi phương pháp tính thuế từ trực tiếp sang khấu trừ.

  • KẾT LUẬN: Doanh nghiệp mới thành lập, thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, nên thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế. Nếu doanh nghiệp muốn được đặt in hóa đơn, phải xin chuyển đổi phương pháp tính thuế từ trực tiếp sang khấu trừ nếu đủ điều kiện chuyển đổi và thực hiện theo đúng thủ tục chuyển đổi. Khi nhận được trả lời bằng văn bản của Cơ quan thuế, lúc đó mới chính thức được chuyển đổi phương pháp tính thuế từ trực tiếp sang khấu trừ, và đủ điều kiện để được đặt in hóa đơn. Và để được đặt in hóa đơn, bạn sẽ phải làm đơn đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in, mẫu 3.14 ban hành kèm theo thông tư 39/2014/TT-BTC (20/07/2016). (Chỉ phải làm đơn đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in với doanh nghiệp in hóa đơn lần đầu, in lần sau không phải làm). Trong thời hạn 5 ngày, cơ quan thuế phải có trả lời bằng văn bản đồng ý hay không đồng ý cho doanh nghiệp được đặt in hóa đơn. Nếu không có trả lời, đồng nghĩa là cơ quan thuế đồng ý.

The suit came on the heels of an announcement last month by whittle that it will spend $50 million to expand channel one and will begin airing the show this spring dominant site in six schools in russia

Bài Viết Liên Quan