QUY CHẾ LƯƠNG – XÓA TAN NỖI LO VỀ BẢO HIỂM

Bài viết trước, ĐAM MÊ KẾ TOÁN đã chia sẻ với các bạn một chủ đề được rất nhiều người quan tâm, đó là chủ đề về BẢO HIỂM. Nếu bạn nào chưa đọc được bài viết đó, thì có thể xem lại bài viết: “BẢO HIỂM XÃ HỘI – NỖI LO KHÔNG CỦA RIÊNG AITẠI ĐÂY. 

Trong bài viết đó, ĐAM MÊ KẾ TOÁN phân tích cho các bạn có một cái nhìn tổng quát về Bảo hiểm, và vấn đề mà các bạn quan tâm nhiều nhất ở bài viết đó, đó chính là QUY CHẾ LƯƠNG mẫu phù hợp với nội dung của bài viết để các bạn tham khảo, và áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Trong bài viết này, ĐAM MÊ KẾ TOÁN chia sẻ với các bạn quy chế lương mẫu để đáp ứng được những yêu cầu mà bài toán đã đưa ra. Trong quy chế, ĐAM MÊ KẾ TOÁN nói rất rõ, mức lương người lao động được hưởng = Tiền lương cơ bản + Các khoản phụ cấp, và khoán chi. Và TẤT CẢ CÁC KHOẢN PHỤ CẤP, KHOÁN CHI THỂ HIỆN TRONG QUY CHẾ NÀY ĐỀU KHÔNG TÍNH ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI ==> Chỉ đóng bảo hiểm trên lương Cơ bản ==> Bài toán bảo hiểm lại quay về bài toán của các năm trước ==> Nỗi lo của tất cả mọi người đều đã được xóa bỏ. 

Các khoản phụ cấp, và khoán chi trong quy chế này, các bạn cần LƯU Ý mấy vấn đề sau:

– Thứ nhất: Để ở chế độ mở (Không quy định chi tiết mức hưởng là bao nhiêu trong quy chế) và sẽ quy định cụ thể ở quyết định về các khoản phụ cấp và khoán chi đó. Nhiều bạn sẽ thắc mắc là, sao không quy định luôn trong quy chế, mà mất công làm thêm quyết định làm gì. Các bạn dễ dàng nhận thấy, các khoản phụ cấp, và khoán chi đó có thể thay đổi theo từng thời điểm, ví dụ: Phụ cấp ăn ca, tại thời điểm hiện tại, mức phụ cấp là 20.000đ/ngày, nhưng một thời gian sau, giá cả thị trường biến động, mức phụ cấp đó không còn phù hợp nữa, và sẽ phải nâng mức phụ cấp lên 25.000/ngày. Nếu các bạn quy định cụ thể mức phụ cấp này trong quy chế, thì khi thay đổi, các bạn sẽ phải sửa lại quy chế. Còn nếu các bạn quy định ở trong quyết định, thì các bạn chỉ cần làm lại quyết định thay thế là OK.

– Thứ hai: Các khoản phụ cấp, và khoán chi phải phù hợp với tình hình thực tế tại doanh nghiệp bạn, không được áp dụng một cách coppy và paste vào doanh nghiệp bạn như một cái máy photo. Bởi đơn giản, muốn được tính vào chi phí được trừ, nó phải đảm bảo phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, và ở mức độ hợp lýĐAM MÊ KẾ TOÁN ví dụ, trong quy chế ĐAM MÊ KẾ TOÁN quy định mức khoán chi điện thoại như sau: Những nhân viên thường xuyên đi công tác hoặc thường xuyên phải liên hệ với khách hàng sẽ được hưởng khoán chi tiền điện thoại. Ban giám đốc sẽ xem xét và quyết định cho từng nhân viên vào từng thời điểm cụ thể ==> Như vậy, các bạn phải hiểu như sau:

+ Nhân viên nào phải dùng đến điện thoại phục vụ cho công việc của công ty mới được khoán chi tiền điện thoại, chứ không phải tất cả CBCNV trong công ty đều được hưởng khoán chi tiền điện thoại. Và ở đây ĐAM MÊ KẾ TOÁN khoán chi, bởi không thanh toán cước điện thoại theo hóa đơn cho những nhân viên đó, còn nếu công ty bạn đã có hóa đơn cước điện thoại, thì đương nhiên bạn sẽ không được khoán chi cho nhân viên đó nữa.

+ Mức khoán chi phải phù hợp với từng thời điểm cụ thể, chứ không phải bạn thích đưa ra mức bao nhiêu thì đưa. ĐAM MÊ KẾ TOÁN ví dụ, ĐAM MÊ KẾ TOÁN khoán chi cho Trưởng phòng kinh doanh, thì sẽ xét để đưa ra mức khoán chi như sau: ĐAM MÊ KẾ TOÁN nhận thấy, ông trưởng phòng kinh doanh thường xuyên phải liên hệ với khách hàng bằng điện thoại, ước tính một ngày ông ấy phải làm việc bằng điện thoại cá nhân khoảng 30 phút, giá cước trung bình là 1.500đ/p, vậy một ngày ông ấy tiêu hao mất 45.000, một tháng có 26 ngày làm việc tiêu hao mất khoảng 1.170.000, và giám đốc ĐAM MÊ KẾ TOÁN quyết định khoán chi cho ông ấy là 1.200.000 tiền điện thoại hàng tháng. Với mức khoán chi này, nếu ông ấy dùng mất nhiều hơn, thì ông ấy phải bỏ tiền túi ra bù đắp vào, còn nếu ít hơn chút xíu, thì ông ấy sẽ được hưởng mức chênh đó. Và nếu như qua quá trình làm việc, giám đốc ĐAM MÊ KẾ TOÁN nhận thấy mức khoán chi này không còn phù hợp nữa, sẽ điều chỉnh lại mức phụ cấp này cho phù hợp với tình hình thực tế.

+ Các khoản khoán chi khác các bạn cũng xây dựng tương tự.

==> Với kế toán, các bạn luôn không hiểu kỹ, hiểu sâu bản chất của vấn đề, nên chỉ biết coppy và paste một cách không nghĩ suy các bài chia sẻ của các anh chị đi trước, nhưng bạn phải biết biến kiến thức của họ thành kiến thức của mình, đừng không hiểu kỹ mà đã áp dụng các bạn nhé. Bạn muốn làm gì thì làm, nhưng phải luôn đặt hai từ HỢP LÝ lên hàng đầu bạn nhé, thế nên ĐAM MÊ KẾ TOÁN luôn nói rằng, cũng vẫn với quy chế này, ĐAM MÊ KẾ TOÁN làm dịch vụ quyết toán cho doanh nghiệp, luôn bảo vệ được khoản mục chi phí lương của doanh nghiệp, còn với một số bạn, cũng với quy chế này, lại không thể bảo vệ được cho doanh nghiệp bạn.

Đây cũng là một trong các nội dung tại khóa học của ĐAM MÊ KẾ TOÁN, các bạn có nhu cầu có thể tham khảo chi tiết các khóa học của ĐAM MÊ KẾ TOÁN TẠI ĐÂY

Các bạn tải bộ quy chế lương TẠI ĐÂY, trong file chia sẻ, bao gồm:

– Quy chế lương tham khảo

– Quyết định các khoản phụ cấp, khoán chi

– Bảng đánh giá năng lực nhân viên

 

Tham khảo hướng dẫn sử dụng phần mềm EXCEL – CÔNG CỤ ĐỘC NHẤT CHỈ CÓ TẠI ĐAM MÊ KẾ TOÁN và được đào tạo tại khóa học TỔNG HỢP ĐẶC BIỆT TẠI ĐÂY

Tham khảo VIDEO phân tích các tình huống thực tế về thuế TNCN trong khóa học TỔNG HỢP ĐẶC BIỆT TẠI ĐÂY

Tham khảo một vài trắc nghiệm tình huống thực tế về Hóa đơn trong khóa học TỔNG HỢP ĐẶC BIỆT TẠI ĐÂY

Tham khảo một vài bài tập tình huống thực tế về thuế GTGT trong khóa học TỔNG HỢP ĐẶC BIỆT TẠI ĐÂY

hinh-anh-dia-chi-cong-ty_dam-me-ke-toan

DICH VU DAM ME KE TOAN

Bài Viết Liên Quan