TẤT TẦN TẬT VỀ VỐN GÓP TRONG DOANH NGHIỆP

Vấn đề về vốn góp trong doanh nghiệp, tưởng chừng như đơn giản, nhưng thực tế thì, có rất nhiều vấn đề chúng ta cần lưu ý. Và tôi tin chắc rằng, có rất nhiều vấn đề, công ty của bạn đang bị phạt, vì bạn không làm theo đúng quy định của pháp luật.

Trong bài viết này, ĐAM MÊ KẾ TOÁN sẽ làm rõ những vấn đề sau:

  • Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định
  • Quy định về thời hạn vốn góp
  • Có được góp vốn bằng tiền mặt hay không
  • Xử phạt khi không góp đủ vốn theo thời hạn
  • Xử phạt khi không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp theo quy định
  • Hạch toán sai bản chất tài khoản nguồn vốn
  • Loại chi phí lãi vay khi chưa góp đủ vốn điều lệ
  • Thứ nhất: Phân biệt vốn điều lệ và vốn pháp định

– Vốn điều lệ là số vốn do tất cả các thành viên góp và được ghi vào Điều lệ công ty

– Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có để có thể thành lập doanh nghiệp với những ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định. Vốn pháp định do Cơ quan có thẩm quyền ấn định, mà nó được xem là có thể thực hiện được dự án khi thành lập doanh nghiệp. Vốn pháp định sẽ khác nhau tùy theo lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh. Vốn góp đó phải được xác nhận bằng văn bản của các tổ chức tin dụng, ngân hàng nếu góp bằng tiền mặt, nếu vốn góp bằng giá trị quyền sử dung đất, sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật…. thì phải có chứng thư của tổ chức có chức năng định giá.

==> Theo đó: Công ty kinh doanh nghành nghề không có điều kiện về vốn pháp định, thì vốn điều lệ bao nhiêu cũng được, không bị khống chế mức vốn. Nhưng nếu công ty kinh doanh nghành nghề có điều kiện về vốn pháp định, thì đầu tiên vốn góp vào công ty của các thành viên, cổ đông sáng lập tối thiểu phải bằng vốn quy định của pháp luật về kinh doanh ngành, nghề có điều kiện đó.

– Một số nghành nghề kinh doanh cần vốn pháp định:

+ Ngân hàng

+ Tổ chức tín dụng phi ngân hàng

+ Kinh doanh BĐS

+ Dịch vụ đòi nợ

+ Dịch vụ bảo vệ

+ Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

+ Sản xuất phim

+ Kinh doanh vận chuyển hàng không

+ Doanh nghiệp cảng hàng không

+ Cung cấp dịch vụ hàng không mà không phải là doanh nghiệp

+ Kinh doanh hàng không chung

+ Dịch vụ kiểm toán

+ Thiết lập mạng viễn thông cố định mặt đất

+ Thiết lập mạng viễn thông cố định vệ tinh và di động vệ tinh

 

IMG_4884

  • Thứ hai: Quy định về thời hạn góp vốn

– Đối với công ty TNHH:

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 luật doanh nghiệp 2014

“Điều 48. Thực hiện góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

………

2. Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.

…….”

– Đối với công ty CP

Theo quy định tại khoản 1 điều 112 luật doanh nghiệp 2014

“Điều 112. Thanh toán cổ phần đã đăng ký mua khi đăng ký doanh nghiệp

1. Các cổ đông phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty hoặc hợp đồng đăng ký mua cổ phần quy định một thời hạn khác ngắn hơn. Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, đôn đốc thanh toán đủ và đúng hạn các cổ phần các cổ đông đã đăng ký mua.”

– Đối với công ty TNHH MTV

Theo quy định tại khoản 2 điều 74 luật doanh nghiệp 2014

“Điều 74. Thực hiện góp vốn thành lập công ty

1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.

2. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.”

==> Theo đó, kể từ ngày 01/07/2015, thời hạn góp vốn với công ty TNHH, công ty CP đều là 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. (Theo luật doanh nghiệp 2005, thời hạn góp vốn với công ty CP là 90 ngày, công ty TNHH là 36 tháng)

  • Thứ 3: Có được góp vốn bằng tiền mặt hay không ?

Theo quy định tại khoản 1 điều 6 nghị định 222/2013/NĐ-CP quy định:

“Điều 6. Giao dịch tài chính của doanh nghiệp

1. Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp.”

==> Theo đó, doanh nghiệp góp vốn vào doanh nghiệp không được góp bằng tiền mặt, nhưng cá nhân góp vốn vào doanh nghiệp vẫn được phép góp vốn bằng tiền mặt

(Tham khảo thêm tại CV số 786/TCT-CS ngày 01 tháng 03 năm 2016)

  • Thứ 4: Xử phạt khi không góp đủ vốn theo thời hạn

Khoản 3 Điều 28 nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định:

“Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp

…….

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.”

=> Theo đó, khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký mà không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp bạn sẽ bị phạt từ 10.000.000 đến 20.000.000

  • Thứ 5: Xử phạt khi không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp theo quy định

Khoản 2 điều 34 nghị định 50/2016/NĐ-CP quy định:

“Điều 34. Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp

……

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Không cấp giấy chứng nhận phn vốn góp cho thành viên công ty;

b) Không lập sổ đăng ký thành viên, sổ đăng ký cổ đông;”

==>Theo đó, khi không cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên, không lập sổ đăng ký thành viên, bị phạt từ 10.000.000 đến 15.000.000

  • Thứ 6: Hạch toán sai bản chất tài khoản nguồn vốn:

Nhiều trường hợp, khi nhận được giấp phép đăng ký kinh doanh, kế toán sẽ hạch toán tất cả giá trị góp vốn vào tài khoản 411, và treo lên tài khoản 1388 để ghi nhận toàn bộ giá trị vốn góp: Nợ TK 1388/Có TK 411. Sau đó, khi các thành viên thực tế góp vốn, hạch toán: Nợ TK 111,112/Có TK 1388. Khi nào các thành viên góp đủ, tài khoản 1388 hết số dư.

– Ta xét Kết cấu tài khoản 411: Số dư bên có: Vốn đầu tư của chủ sở hữu hiện có của doanh nghiệp

==>Theo đó: Số dư 411 phải là số vốn hiện có của doanh nghiệp, bạn không được hạch toán toàn bộ số vốn góp trên giấy phép đăng ký kinh doanh vào tài khoản 411 và treo trên tài khoản 1388

  • Thứ 7: Loại chi phí lãi vay khi chưa góp đủ vốn điều lệ

Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về các khoản chi không được trừ:

“…..

2.18. Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh. Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư.

….”

Tình huống: ĐAM MÊ KẾ TOÁN là công ty TNHH. Trong điều lệ công ty, các thành viên sáng lập cam kết góp vốn trong thời hạn 90 ngày. Tính đến tháng 12/2015, công ty đã thành lập được 90 ngày, nhưng góp vốn điều lệ còn thiếu 1 tỷ đồng. Năm 2016 không góp thêm vốn. Năm 2016, ĐAM MÊ KẾ TOÁN vay ngân hàng 2 tỷ, lãi suất là 10%/năm è Chi phí lãi vay năm 2016 là: 2.000.000.000 x 10% = 200.000.000 è Các bạn xử lý như thế nào trong trường hợp này?

  • Theo chế độ kế toán:

Khi trả lãi tiền vay, kế toán hạch toán:

Nợ TK 635: 200.000.000

Có TK 112: 200.000.000

Và kết chuyển lên tài khoản 911 để xác định kết quả kinh doanh

Nợ TK 911: 200.000.000

Có TK 635: 200.000.000

  • Theo chính sách thuế: Phần chi phí lãi vay tương ứng với phần vốn điều lệ còn thiếu không được tính vào chi phí được trừ là 1.000.000.000 x 10% = 100.000.000
  • ==> Chi phí lãi vay theo chế độ kế toán là 000.000, theo chính sách thuế là 100.000.000 ==> Chênh lệch 100.000.000 ==> Đây là SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KẾ TOÁN VÀ THUẾ ==> Chênh lệch vĩnh viễn ==> Xử lý khoản chênh lệch này trên tờ khai quyết toán thuế TNDN

(Xem chi tiết hướng dẫn trường hợp này tại bài viết BẬT MÍ CÁCH XỬ LÝ CÁC KHOẢN CHI KHÔNG ĐƯỢC TRỪ KHI QUYẾT TOÁN THUẾ TNDN TẠI ĐÂY

ĐÂY CŨNG LÀ MỘT TRONG CÁC NỘI DUNG TẠI KHÓA HỌC TỔNG HỢP ĐẶC BIỆT: HỌC NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ HỌC, XEM CHI TIẾT KHÓA HỌC VÀ ĐĂNG KÝ THAM GIA TẠI ĐÂY

 

hinh-anh-dia-chi-cong-ty_dam-me-ke-toan

DICH VU DAM ME KE TOAN

 

Bài Viết Liên Quan