BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2017 và NHỮNG TÌNH HUỐNG TRÁI CHIỀU

Đang cao điểm của mùa Báo cáo tài chính, tôi tin chắc rằng nó vẫn còn để lại dư âm trong mỗi chúng ta. Có nhiều bạn nói rằng, đó là mùa rụng tóc của kế toán, là mùa kế toán phải vật vã, phải vất vả, phải hối hả, và điều không thể tránh khỏi là tơi tả.

Và với số liệu của các công ty, có những tình huống mà kế toán phải dở khóc, dở cười, và điều đặc biệt là có đôi khi nó hoàn toàn trái chiều giữa các công ty.

Trong bài viết này, ĐAM MÊ KẾ TOÁN đưa ra một vài tình huống trái chiều đó, để các bạn cùng thảo luận, và đưa ra cách xử lý tối ưu nhất nhé.

Tình huống 1: Âm quỹ tiền mặt

– Tiền mặt thì sẽ không thể âm, vì phải có thu mới có chi, nhưng thực tế thì có rất nhiều công ty rơi vào trường hợp âm quỹ, bởi có thể một trong các nguyên nhân sau:

+ Thực tế thu được tiền bán hàng, thủ quỹ nhập quỹ tiền mặt, nhưng kế toán không xuất hóa đơn, không có chứng từ để hạch toán lên sổ sách kế toán ==>Thực tế có chi, có thu, nhưng trên sổ sách kế toán chỉ có chi, không có thu ==> Âm quỹ

+ Công ty mua hóa đơn, số tiền phải trả cho nhà cung cấp chỉ khoảng 3-5% trị giá của hóa đơn, nhưng hạch toán thì hạch toán số chi theo trị giá của hóa đơn ==> Thực tế chi ít ==> Sổ sách chi nhiều ==> Âm quỹ

+ Giám đốc bỏ tiền túi ra để chi các khoản chi trong công ty ==> Không làm thủ tục tăng vốn điều lệ ==> Thực tế có thu, nhưng kế toán không hạch toán ==> Trên sổ sách không có thu ==> Âm quỹ

==> Các bạn xử lý như thế nào trong tình huống này?

         Tình huống 2: Dương quỹ tiền mặt nhiều (trái chiều với tình huống 1)

– Tiền mặt tồn quỹ, đó là điều hiển nhiên, nhưng, tồn nhiều quá liệu có hợp lý chăng? Có rất nhiều doanh nghiệp để tồn quỹ tiền mặt vài tỷ, thậm chí có doanh nghiệp lên tới vài chục tỷ. Tồn quỹ nhiều như vậy có thể do nguyên nhân sau:

+ Công ty để vốn điều lệ cao, và cho các thành viên góp vốn, nhưng thực tế, đây chỉ là số vốn ảo (chỉ có trên giấy tờ, thực tế không góp) ==> Dương quỹ nhiều

==> Các bạn xử lý như thế nào trong tình huống này? Có ảnh hưởng gì đến số liệu công ty bạn không?

IMG_5058

         Tình huống 3: Âm vật tư

– Kho sẽ không thể âm, vì phải có nhập, mới có xuất. Nhưng thực tế, vẫn có trường hợp các bạn bị âm kho, có thể do các nguyên nhân sau:

+ Nhà cung cấp đã giao hàng, thực tế đã nhận được hàng, và nhập kho, nhưng nhà cung cấp chưa xuất hóa đơn ==> Kế toán chưa hạch toán ==> Thực tế có nhập nhưng trên sổ sách không có nhập ==> Và có xuất ==> Âm kho

+ Là công ty thương mại, nhiều khi bán hóa đơn đầu ra, nhưng không kiểm tra xem hàng trong kho còn tồn hay không ==> Không có hàng mua vào, nhưng có hàng bán ra ==> Âm kho

==> Các bạn xử lý như thế nào trong tình huống này?

 

Tình huống 4: Tồn vật tư quá lớn (trái chiều với tình huống số 3)

– Vật tư tồn quỹ, nó sẽ là bình thường nếu như không tồn quá nhiều. Thường thì các doanh nghiệp hay mắc phải lỗi này, do nguyên nhân: Hàng tháng, kế toán cân đối giữa VAT đầu ra, với VAT đầu vào, và MUA thêm VAT đầu vào, để không phải nộp VAT đầu ra, nhưng kế toán lại không để ý một điều, nếu cứ mua như vậy, thì một ngày nào đó, vật tư sẽ tồn quá nhiều (tồn trên giấy tờ, còn thực tế không có vì đi mua thêm hóa đơn). Và khi cơ quan thuế vào kiểm tra, hàng tồn không có, toàn bộ hóa đơn đầu vào của những vật tư đó sẽ bị loại ==> Bị truy thu thuế

==> Các bạn xử lý như thế nào trong tình huống này?

 

Tình huống 5: Doanh nghiệp lãi, sếp muốn lỗ

– Với phương châm KHÔNG đóng thuế, sếp của các bạn luôn muốn doanh nghiệp lỗ, dù thực tế là doanh nghiệp các bạn đang lãi rất nhiều. Hàng tồn kho đã đẩy hết, chi phí quản lý đã ghi nhận hết, hóa đơn không thể lấy bổ sung được. Phải làm sao đây ta, thật là đau đầu quá?????. Và một tia hy vọng lóe lên, khi các bạn nghĩ đến chi phí tiền lương, nhưng……lương lại liên quan đến Bảo hiểm, và thuế TNCN, làm sao để cho VẸN cả đôi đường, vừa đẹp lòng sếp, vừa đẹp lòng thuế?

==> Các bạn xử lý như thế nào trong tình huống này?

 

Tình huống 6: Doanh nghiệp lỗ, sếp muốn lãi (trái chiều với tình huống số 5)

– Nghe thì có vẻ khó tin nhỉ các bạn, có vẻ sếp này nhận thấy được tầm quan trọng của thuế: CỦA DÂN, DO DÂN, PHỤC VỤ LỢI ÍCH CHO NHÂN DÂN, nên sếp muốn đóng góp nhiệt tình, và hết mình. Nhưng, chưa chắc nguyên nhân đã là như vậy, sếp muốn lãi, có thể là do là công ty nhà nước, không muốn để lỗ, hoặc là công ty các bạn đang lỗ triền miên rồi, năm nay sếp muốn lãi, hoặc có khi một nguyên nhân nghe rất chi là vô lý, đó là chị quản lý thuế bảo là phải lãi, để đóng thuế è Lại là một bài toán đau đầu, khi mà các chi phí đã cắt giảm hết, khấu hao tài sản thì không thể không trích, lương thì đã thanh toán qua ngân hàng, không thể cắt giảm lương

==> Các bạn xử lý như thế nào trong tình huống này?

Hãy cùng thảo luận với ĐAM MÊ KẾ TOÁN để có phương án xử lý tốt nhất các bạn nhé. 

Tham khảo TRỌN BỘ KHÓA HỌC ONLINE mùa quyết toán:

1. Chia sẻ TẤT TẦN TẬT kinh nghiệm bảo vệ, giải trình số liệu khi thanh tra thuế TẠI ĐÂY

2. Bảo Hiểm – Tiền Lương – Thuế TNCN – Giải pháp nào cho năm 2018 ? TẠI ĐÂY

3. Phát hiện RỦI RO TIỀM ẨN khi quyết toán 3 luật thuế TẠI ĐÂY

4. Trọn bộ kỹ thuật lập, kiểm tra và phân tích BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI ĐÂY

5. Trọn bộ kỹ thuật Hướng dẫn QUYẾT TOÁN THUẾ TNCN TẠI ĐÂY

 

hinh-anh-dia-chi-cong-ty_dam-me-ke-toan

DICH VU DAM ME KE TOAN

 

Bài Viết Liên Quan