GIAO DỊCH LIÊN KẾT – KIẾN THỨC CƠ BẢN KẾ TOÁN CẦN BIẾT

Qua tiếp xúc với các bạn kế toán, ĐAM MÊ KẾ TOÁN nhận thấy rằng, có rất nhiều bạn không xác định được DN mình có thuộc DN có giao dịch liên kết hay không ? Và nếu thuộc thì phải làm gì ? Rủi ro như thế nào ?

Trong bài viết này, ĐAM MÊ KẾ TOÁN sẽ phân tích cho bạn những kiến thức cơ bản nhất về giao dịch liên kết, để bạn dễ hình dung nhé.

DN có giao dịch liên kết thỏa mãn đồng thời hai điền kiện:

Một là: Thuộc các bên có quan hệ liên kết (Điều 5 nghị định 132/2020/NĐ-CP và nghị định 20/2025/NĐ-CP). Các bên có Quan hệ liên kết gồm:

A. Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia; ==> Thường gặp với DN đi góp vốn vào DN khác.

B. Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp; ==> Thường gặp với các DN là công ty con trong cùng tập đoàn

C. Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu và nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia; ==> Thường gặp với DN đi đầu tư vào DN khác

D. Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện tổng dư nợ các khoản vốn vay của doanh nghiệp đi vay với doanh nghiệp cho vay hoặc bảo lãnh ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng dư nợ tất cả các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay.

Quy định tại điểm d khoản này không áp dụng với các trường hợp sau:

d.1) Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng không tham gia trực tiếp, gián tiếp điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư vào doanh nghiệp đi vay hoặc doanh nghiệp được bảo lãnh theo quy định tại các điểm a, c, đ, e, g, h, k, l và m khoản này.

d.2) Bên bảo lãnh hoặc cho vay là các tổ chức kinh tế hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp đi vay hoặc được bảo lãnh không trực tiếp, gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn, đầu tư của một bên khác theo quy định tại các điểm b, e và i khoản này.

Áp dụng cho năm tài chính 2024: Điều 1 nghị định 20/2025

Đ. Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai; ==> Thường gặp với các DN góp vốn vào DN khác.

E. Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba; ==> Thường gặp với các công ty con trong cùng tập đoàn.

GHai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, cha dượng, mẹ kế, cha mẹ vợ, cha mẹ chồng; con đẻ, con nuôi, con riêng của vợ hoặc chồng, con dâu, con rể; anh, chị, em cùng cha mẹ, anh, chị em cùng cha khác mẹ, anh, chị, em cùng mẹ khác cha, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người cùng cha mẹ hoặc cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; ông bà nội, ông bà ngoại; cháu nội, cháu ngoại; cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; ==> Thường gặp với các DN gia đình, chồng quản lý một công ty, vợ quản lý một công ty, hoặc các quan hệ cha mẹ, con cái, ông bà, an hem, cô dì chú bác,…..hoặc các DN nước ngoài, một ông vừa là thành viên của DN nước ngoài, vừa là thành viên của DN Việt Nam.

H. Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài; ==> Thường gặp với Công ty nước ngoài có sơ sở thường trí tại Việt Nam

I. Các doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp; ==> Thường gặp với các DN chung một chủ.

K. Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp (bao gồm cả chi nhánh hạch toán độc lập thực hiện kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp) chịu sự điều hành, kiểm soát, quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia ==> Thường gặp với các DN nhận góp vốn, hoặc ký hợp đồng hợp tác liên doanh liên kết,…..

L. Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; ==> Thường gặp với các DN mua bán vốn.

L. Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này. ==> Thường gặp với các DN cho Giám đốc vay hoặc vay của giám đốc (Bao gồm cả cho vay hoặc vay của người nhà của giám đốc như ông bà, bố mẹ, vợ chồng, anh chị, con cháu, cô dì,…..)

M) Tổ chức tín dụng với Công ty con hoặc với Công ty kiểm soát hoặc với Công ty liên kết của tổ chức tín dụng theo quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế (nếu có)

Hai là: Các giao dịch thuộc giao dịch liên kết (Theo khoản 2 điều 1 nghị định 132/2020/NĐ-CP) gồm:

– Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng hàng hóa, cung cấp dịch vụ

– Vay, cho vay, dịch vụ tài chính, đảm bảo tài chính và các công cụ tài chính khác

– Mua, bán, trao đổi, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, chuyển giao, chuyển nhượng tài sản hữu hình, tài sản vô hình và thỏa thuận mua, bán, sử dụng chung nguồn lực như tài sản, vốn, lao động, chia sẻ chi phí giữa các bên có quan hệ liên kết, trừ các giao dịch kinh doanh đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi điều chỉnh giá của Nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về giá

==> Nhiều bạn không hiểu rõ, nên bị hoang mang, có khi doanh nghiệp bạn chỉ thuộc một trong hai điều kiện trên mà thôi. Có đôi khi, bạn thuộc các bên có quan hệ liên kết nhưng không phát sinh giao dịch liên kết thì cũng không thuộc doanh nghiệp có giao dịch liên kết.

Vậy, khi DN bạn có giao dịch liên kết, bạn sẽ phải làm gì ?

Một là: Xác định chi phí tính thuế đối với DN có giao dịch liên kết (Điều 16 nghị định 132/202/NĐ-CP)

Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế

Hai là: Kê khai phụ lục giao dịch liên kết nộp cùng tờ khai QTT TNDN.

– Kê khai Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết theo Phụ lục I

– Kê khai Hồ sơ quốc gia tại Phụ lục II

– Kê khai Hồ sơ toàn cầu tại Phụ lục III

– Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia tại phụ lục IV

Tuy nhiên, các trường hợp sau được miễn kê khai

Hạng mục được miễnĐối tượng được miễnHạng mục kê khai
– Mục III, mục IV Phụ lục I

– Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết: Phụ lục II, III, IV

Chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuếMục I, mục II phụ lục I
Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết: Phụ lục II, III, IV– Có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng;

– Người nộp thuế đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế

– Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp (không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính) trên doanh thu thuần, bao gồm các lĩnh vực như sau:

– Phân phối: Từ 5% trở lên;

– Sản xuất: Từ 10% trở lên;

– Gia công: Từ 15% trở lên.

 

Phụ lục I
Các trường hợp còn lại kê khai đủ 4 phụ lục.

Hãy bấm theo dõi trang PAGE ĐAM MÊ KẾ TOÁN để thường xuyên nhận được những chia sẻ hữu ích của ĐAM MÊ KẾ TOÁN nhé

Đường link trang Page:

https://www.facebook.com/dammeketoan2014/

Liên hệ ngay #ĐAM_MÊ_KẾ_TOÁN để được hỗ trợ 24/7

♦️ TRỤ SỞ CHÍNH: KĐT Nam Vĩnh Yên – TP Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc – ĐT: 0973 10 2887
♦️ CHI NHÁNH VĨNH PHÚC: Số nhà 44 – Ngõ 1 – Đường An Dương Vương – Trưng Nhị – Phúc Yên – Vĩnh Phúc – ĐT: 0987 186 703
♦️ CHI NHÁNH HÀ NỘI: Số 15 Phúc Lộc – Xã Uy Nỗ – Huyễn Đông Anh – Hà Nội – ĐT: 0944 720 022
♦️ CHI NHÁNH HÀ THÀNH: Số 26A-Ngõ 1/24 Phố Đồng Me – Phường Mễ Trì – Nam Từ Liêm – Hà Nội – ĐT: 037 4299 699
♦️ CHI NHÁNH THỦ ĐÔ: Số 20-Liền kề 11A – KĐT mới Mỗ Lao – Quận Hà Đông – Hà Nội – ĐT: 094 339 0346
♦️ CHI NHÁNH THĂNG LONG: Phố 8/3 – Minh Khai – Hai Bà Trưng – Hà Nội – ĐT: 097 207 9898
♦️ CHI NHÁNH HẢI PHÒNG: 441 Đà Nẵng – Phường Đông Hải – Quận Hải An – Hải Phòng – ĐT: 0904390592
♦️ CHI NHÁNH BẮC NINH: 26 Nguyễn Gia Thiều – Phường Suối Hoa – Tp Bắc Ninh – T. Bắc Ninh – ĐT: 0987229033
♦️ CHI NHÁNH BẮC GIANG: Tổ dân phố Nguộn – Phường Tự Lạn – Thị xã Việt Yên – Tỉnh Bắc Giang – ĐT: 0985 292 397
♦️ CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG: Ngõ 513 – Khu Tân Minh – Phường Tứ Minh – Tp Hải Dương – Tỉnh Hải Dương – ĐT: 098 927 9451
♦️ CHI NHÁNH HƯNG YÊN: Khu hạ tầng kĩ thuật xã An Vĩ – Huyện Khoái Châu – Tỉnh Hưng Yên – ĐT: 0978 975 000
♦️ CHI NHÁNH HÀ NAM: Đinh Tiên Hoàng – TDP Ninh Lão – Phường Duy Minh – TX Duy Tiên – Tỉnh Hà Nam – ĐT: 0975 958 958
♦️ CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN: Thành phố Phổ Yên – Thái Nguyên – ĐT: 0962 669 388
♦️ CHI NHÁNH CAO BẰNG: Tổ Xuân Vinh – Thị Trấn Xuân Hoà – Hà Quảng – Cao Bằng – ĐT: 0973 102 887
♦️ CHI NHÁNH QUẢNG NINH: Thành phố Hạ Long – Quảng Ninh – ĐT: 034 964 5022
♦️ CHI NHÁNH THÁI BÌNH: Thành phố Thái Bình – Thái Bình – ĐT: 0978 153 092
♦️ CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG: 177 Huỳnh Ngọc Đủ – Phường Hòa Xuân – Quận Cẩm Lệ – Tp Đà Nẵng – ĐT: 0905 86 10 07
♦️ CHI NHÁNH ĐỒNG NAI: Khu Phố 4C – P. Trảng Dài – Thành Phố Biên Hòa – Tỉnh Đồng Nai – ĐT: 0929.205.205
♦️ CHI NHÁNH VĨNH LONG: Ấp Mỹ Khánh 1 – Xã Mỹ Hòa – Thị Xã Bình Minh – Tỉnh Vĩnh Long – ĐT: 0917 138 139
♦️ CHI NHÁNH HỒ CHÍ MINH: 54/31B Phổ Quang – Phường 2- Tân Bình – Tp.HCM – ĐT: 0973 102 887

Các dịch vụ ĐAM MÊ KẾ TOÁN cung cấp:

☑️ Dịch vụ kế toán thuế, dịch vụ đại lý thuế.
☑️ Dịch vụ kiểm toán BCTC, báo cáo đấu thầu,……
☑️ Dịch vụ Đào tạo kế toán thực tế.
☑️ Dịch vụ Setup hệ thống kế toán, quản trị doanh nghiệp.
☑️ Dịch vụ thành lập, giải thể, chuyển nhượng, thay đổi thông tin Doanh nghiệp.
☑️ Dịch vụ thẩm định giá.
☑️ Đại lý Phần mềm kế toán.
☑️ Đại lý Hóa đơn điện tử.
☑️ Đại lý Chữ ký số.
☑️ Đại lý Phần mềm bảo hiểm.

HÃY THEO ĐUỔI ĐAM MÊ – THÀNH CÔNG SẼ THEO ĐUỔI BẠN.

Bài Viết Liên Quan