RỦI RO VỚI HÀNG BIẾU, TẶNG và 7 VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý

Tết Trung thu, tết của sự đoàn viên. Và tết trung thu cũng là dịp doanh nghiệp bạn đi biếu, tặng khách hàng, những khách hàng thân thiết thay cho lời cảm ơn, lời tri ân tới khách hàng. Các doanh nghiệp cứ lườm lượp quà to, quà nhỏ (Quà không tự nhiên sinh ra, và cũng không tự nhiên mất đi, mà nó chỉ chuyển từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác). Và bạn là kế toán, chắc hẳn bạn có rất nhiều vấn đề vướng mắc về hàng biếu, tặng:

  • Thuế GTGT đầu vào của hàng biếu, tặng có được khấu trừ ?
  • Có phải ghi nhận giá tính thuế GTGT đầu ra với hàng biếu, tặng ?
  • Có phải xuất hóa đơn khi đi biếu, tặng ?
  • Có được tính vào chi phí được trừ với hàng mang đi biếu, tặng ?
  • Có phải ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN với hàng biếu, tặng ?
  • Lưu ý Hạch toán hàng biếu, tặng theo thông tư 200/2014/TT-BTC khi hạch toán 2 lần thuế GTGT đầu vào ?
  • Rủi ro với hàng biếu, tặng ?

Trong bài viết này, ĐAM MÊ KẾ TOÁN sẽ làm rõ cho các bạn tất cả những vấn đề liên quan đến hàng biếu, tặng, để các bạn hiểu rõ và áp dụng cho doanh nghiệp nhé.

Thứ nhất: Đối với thuế GTGT đầu vào của hàng dùng để biếu, tặng:

Tại khoản 5 điều 14 của thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: “Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.”

==> Theo đó, hàng hóa dùng để biếu, tặng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

Thứ hai: Ghi nhận giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dùng để biếu, tặng:

Tại khoản 3 điều 7 của thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: “Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại  thời điểm phát sinh các hoạt động này.

==> Theo đó, hàng hóa dùng để biếu, tặng sẽ phải ghi nhận giá tính thuế theo giá của hàng hóa cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm phát sinh.

Thứ ba: Có cần phải xuất hóa đơn khi đi biếu, tặng:

Tại khoản 1 điều 4 nghị định 123/2020/NĐ-CP hướng dẫn:

Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ”

==> Theo đó, hàng hóa dùng để biếu, tặng sẽ phải lập hóa đơn.

Thứ tư: Có được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN đối với hàng hóa khi đi biếu, tặng:

Theo khoản 4 điều 1 Luật số 71/2014/QH13 quy định:

“4. Bãi bỏ điểm m khoản 2 điều 9.” Và theo quy định mới nhất TT 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 không quy định việc khống chế đối với khoản chi quà tặng cho khách hàng.

==> Theo đó, hàng hóa dùng để biếu, tặng sẽ được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN, không bị khống chế mức 15% tổng chi phí được trừ nữa.

Thứ năm: Có phải ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN đối với hàng hóa đi biếu, tặng:

Tại điều 5 của thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về doanh thu để tính thu nhập chịu thuế: Không quy định doanh thu tính thuế TNDN đối với hàng hóa đi biếu, tặng (Thông tư 123/2012/TT-BTC có quy định)

==> Theo đó, hàng hóa dùng để biếu, tặng sẽ không phải ghi nhận doanh thu để tính thuế TNDN.

Thứ sáu: Hạch toán hàng biếu, tặng theo thông tư 200/2014/TT-BTC

+ Khi mua hàng để cho, biếu, thặng khách hàng: Nợ TK 156, 133/Có TK 111, 112, 331

+ Khi xuất hàng ra để cho, biếu tặng KH: Nợ TK 641/Có TK 156 (Gía vốn)

+ Nếu phải kê khai thuế GTGT đầu ra: Nợ TK 133/Có TK 3331

– Theo hướng dẫn hạch toán tại thông tư 200/2014/TT-BTC, nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao bút toán ghi nợ TK 133 được hạch toán 2 lần, vậy có được khấu trừ thuế GTGT 2 lần không ?

– Theo quy định tại thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT, thì chỉ được khấu trừ 1 lần. Và trong trường hợp này, các bạn sẽ kết chuyển thuế sang chi phí, hạch toán bút toán Nợ TK 641/Có TK 133

Thứ bảy: Rủi ro đối với hàng biếu, tặng

– Có rất nhiều trường hợp, các bạn chỉ nghĩ đơn giản là, có hóa đơn là sẽ được khấu trừ thuế đầu vào, và được tính vào chi phí được trừ.

– Như phân tích ở trên, khi đi biếu tặng cho khách hàng, bạn sẽ phải xuất hóa đơn và ghi nhận giá tính thuế GTGT. Nhưng nếu bạn không xuất hóa đơn, và không ghi nhận giá tính thuế GTGT, khi cơ quan thuế vào kiểm tra, bạn sẽ bị truy thu thuế GTGT đầu ra, và bị phạt về hành vi không lập hóa đơn, hoặc là bạn chấp nhận để cơ quan thuế loại thuế GTGT đầu vào, và loại chi phí được trừ của hàng biếu, tặng đó.

– Và để chặt chẽ về chi phí biếu, tặng, bạn cần có đầy đủ hồ sơ sau:

Quy định rõ công ty sẽ có các chương trình biếu, tặng cho khách hàng tại quy chế tài chính hoặc chính sách bán hàng của công ty.

+ Có tờ trình đề xuất tặng quà khách hàng của phòng kinh doanh gửi Ban giám đốc phê duyệt.

Hợp đồng mua hàng (với trường hợp có giá trị lớn).

Hóa đơnbiên bản bàn giao hoặc phiếu xuất kho bên bán.

+ Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt nếu tổng giá trị trên hóa đơn từ 20.000.000đ trở lên

+ Xuất hóa đơn đầu ra, ghi nhận thuế GTGT đầu ra

♥ Kết luận:

  • Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dùng để biếu, tặng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được khấu trừ thuế GTGT.
  • Phải ghi nhận giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dùng để biếu, tặng theo giá của hàng hóa cùng loại hoặc tương đương trên thị trường.
  • Khi đi biếu, tặng cho khách hàng, phải xuất hóa đơn đối với hàng hóa dùng để biếu, tặng.
  • Được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN và không còn bị khống chế 15% tổng chi phí được trừ đối với hàng hóa đi biếu, tặng như trước đây.
  • Không phải ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN đối với hàng hóa dùng để biếu, tặng.
  • Phần thuế GTGT không được khấu trừ theo hướng dẫn hạch toán tại thông tư 200/2014/TT-BTC kết chuyển sang tài khoản chi phí
  • Hạn chế rủi ro với hàng biếu, tặng, cần nắm bắt các chính sách về hàng biếu, tặng và thực hiện.

Hãy bấm theo dõi trang PAGE ĐAM MÊ KẾ TOÁN để thường xuyên nhận được những chia sẻ hữu ích của ĐAM MÊ KẾ TOÁN nhé

Đường link trang Page:

https://www.facebook.com/dammeketoan2014/

Liên hệ ngay #ĐAM_MÊ_KẾ_TOÁN để được hỗ trợ 24/7

♦️ ĐAM MÊ KẾ TOÁN TỔNG: KĐT Nam Vĩnh Yên, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc – ĐT: 0973 10 2887

♦️ CHI NHÁNH HÀ NỘI: Số 15 Phúc Lộc, Xã Uy Nỗ, Huyễn Đông Anh, Hà Nội – ĐT: 0944 720 022

♦️ CHI NHÁNH HÀ THÀNH: Số 26A-Ngõ 1/24 Phố Đồng Me – Phường Mễ Trì – Nam Từ Liêm – Hà Nội – ĐT: 037 4299 699

♦️ CHI NHÁNH THỦ ĐÔ: Số 20-Liền kề 11A – KĐT mới Mỗ Lao – Quận Hà Đông – Hà Nội – ĐT: 094 339 0346

♦️ CHI NHÁNH HẢI PHÒNG: 441 Đà Nẵng, Phường Đông Hải, Quận Hải An, Hải Phòng – ĐT: 0904390592

♦️ CHI NHÁNH BẮC NINH: 94 Hoàng Hoa Thám, P.Võ Cường, Tp Bắc Ninh, T. Bắc Ninh – ĐT: 0987229033

♦️ CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG: Ngõ 513, Khu Tân Minh, Phường Tứ Minh, Tp Hải Dương, Tỉnh Hải Dương – ĐT: 098 927 9451

♦️ CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG: 177 Huỳnh Ngọc Đủ, Phường Hòa Xuân, Quận Cẩm Lệ, Tp Đà Nẵng – ĐT: 0905 86 10 07

♦️ CHI NHÁNH ĐỒNG NAI: Khu Phố 4C, P. Trảng Dài, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai – ĐT: 0944 826 636 – 0949 826 636

♦️ CHI NHÁNH VĨNH LONG: Khóm 1 Phường Cái Vồn Thị xã Bình Minh Tỉnh Vĩnh Long – ĐT: 0917 138 139

Các dịch vụ ĐAM MÊ KẾ TOÁN cung cấp:

☑️ Dịch vụ kế toán thuế, dịch vụ đại lý thuế.
☑️ Dịch vụ kiểm toán BCTC, báo cáo đấu thầu,……
☑️ Dịch vụ Đào tạo kế toán thực tế.
☑️ Dịch vụ Setup hệ thống kế toán, quản trị doanh nghiệp.
☑️ Dịch vụ thành lập, giải thể, chuyển nhượng, thay đổi thông tin Doanh nghiệp.
☑️ Dịch vụ thẩm định giá.
☑️ Đại lý Phần mềm kế toán.
☑️ Đại lý Hóa đơn điện tử.
☑️ Đại lý Chữ ký số.
☑️ Đại lý Phần mềm bảo hiểm.

HÃY THEO ĐUỔI ĐAM MÊ – THÀNH CÔNG SẼ THEO ĐUỔI BẠN.

Bài Viết Liên Quan