VIDEO HƯỚNG DẪN LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TRÊN PHẦN MỀM KẾ TOÁN EXCEL

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

Trong bộ Báo cáo tài chính, có thể nói Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là Báo cáo ít được Ban giám đốc quan tâm. Nhưng, với kế toán, thì luôn đánh giá là Báo cáo lưu chuyển tiền tệ khó lập nhất trong bộ BCTC. Thực tế thì sao? Báo cáo lưu chuyển tiền tệ có khó như các bạn nghĩ? Khi các bạn mới làm, các bạn sẽ nghĩ nó khó, nhưng thực tế thì, nó không hề khó như các bạn nghĩ.

Trong bài viết này, ĐAM MÊ KẾ TOÁN sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết cách lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Như các bạn đã biết, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ gồm có 2 phương pháp lập: Đó là lập theo phương pháp trực tiếp và theo phương pháp gián tiếp. Doanh nghiệp các bạn có thể lựa chọn hình thức lập. Và thường thì, các doanh nghiệp hay chọn lập Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp, vì theo phương pháp này, nó đơn giản hơn phương pháp gián tiếp. Và trong bài viết này, ĐAM MÊ KẾ TOÁN sẽ hướng dẫn các bạn lập theo phương pháp trực tiếp.

  • Cơ sở lập

– Báo cáo lưu chuyển tiền tệ kỳ trước

– Sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản

  • Số liệu

– Sổ liệu lấy lên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là số phát sinh tăng, giảm của các tài khoản 111, 112, 113.

  • Hướng dẫn chi tiết lập các chỉ tiêu

LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ

(THEO PHƯƠNG PHÁP TRỰC TIẾP)

(Ban hành theo TT số 200/2014/TT-BTC Ngày 20/12/2014 của Bộ trưởng BTC)

TTCHỈ TIÊUThuyết minhHướng dẫn
(1)(2)(3)(4)(5)
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh   
1   1. Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác01  + Căn cứ SPS nợ các TK 111, 112 đối ứng có TK 511, 515 (Bao gồm cả giá trị tiền thuế) (Phần không thuộc về HĐ đầu tư và HĐ tài chính).
+ Căn cứ SPS nợ các TK 111, 112 đối ứng với có TK 131 (chi tiết bán hàng kỳ trước thu được kỳ này).
+ Căn cứ SPS nợ các TK 111, 112 đối ứng với có TK 131 (chi tiết khách hàng ứng trước tiền mua hàng).+ Căn cứ SPS nợ các TK 111, 112 đối ứng với có TK 515, 121 (chi tiết số tiền thu từ bán chứng khoán kinh doanh).
2   2. Tiền chi trả cho người cung cấp hàng hóa và dịch vụ02  + Căn cứ SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 331, 152, 153, 156, 242, 627, 641, 642,….. (Bao gồm cả giá trị tiền thuế) (ghi âm). 
3   3. Tiền chi trả cho người lao động03  + Căn cứ SPS Có các TK 111, 112 đối ứng Nợ TK 334 (phần chi trả cho người lao động). (ghi âm)
4   4. Tiền lãi vay đã trả04  + Căn cứ SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 635, 335 (lãi vay phải trả kỳ trước đã trả kỳ này), 242 (lãi vay trả trước trong kỳ này) (ghi âm). 
5   5. Thuế TNDN đã nộp05  + Căn cứ SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 3334 (ghi âm).
6   6. Tiền thu khác từ hoạt động kinh doanh06  + Căn cứ SPS Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 711, 133, 3386, 344, 244, 461, 414, 415, 431, 136, 138 … (các khoản thu khác từ hoạt động KD mà không thuộc chỉ tiêu 01)
7   7. Tiền chi khác cho hoạt động kinh doanh07  + Căn cứ SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 811, 161, 333 (không bao gồm thuế TNDN), 244, 338, 344, 352, 353, 356 …, ngoài các khoản chi tiền liên quan đến họat động SXKD đã phản ánh ở mã số 02, 03, 04, 05. (ghi âm)
 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh20  20=01+02+03+04+05+06+07
IIII. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư   
1   1.Tiền chi để mua sắm, xây dựng TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác21  + Căn cứ vào SPS Có TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 211, 213, 217, 241, (theo chi tiết), TK 331, 341 (chi tiết thanh toán cho người cung cấp TSCĐ). (ghi âm)
2   2.Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, BĐS đầu tư và các tài sản dài hạn khác22  + Căn cứ vào khoản chênh lệch giữa thu về thanh lý nhượng bán với chi cho thanh lý, nhượng bán. Nếu thu lớn hơn chi thì ghi bình thường, nếu thu< hơn chi thì ghi âm.
3   3.Tiền chi cho vay, mua các công cụ nợ của đơn vị khác23  + Căn cứ SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 128, 171 (theo chi tiết), (ghi âm).
4   4.Tiền thu hồi cho vay, bán lại các công cụ nợ của đơn vị khác24  + Căn cứ SPS Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 128, 171
5   5.Tiền chi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác25  + Căn cứ SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 221, 222, 2281, 331 (theo chi tiết), (ghi âm)
6   6.Tiền thu hồi đầu tư góp vốn vào đơn vị khác26  + Căn cứ SPS Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 221, 222, 2281, 131 (theo chi tiết).
7   7.Tiền thu lãi cho vay, cổ tức và lợi nhuận được chia27  + Căn cứ SPS Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 515 (phù hợp với nội dung của chỉ tiêu).
 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư30  30 = 21+22+23+24+25+26+27
IIIIII. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính   
1   1.Tiền thu từ phát hành cổ phiếu, nhận vốn góp của chủ sở hữu31 + Căn cứ SPS Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có TK 411
2   2.Tiền trả lại vốn góp cho các chủ sở hữu, mua lại cổ phiếu đã phát hành32 + Căn cứ SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 411, 419 (ghi âm)
3   3.Tiền thu từ đi vay33 + Căn cứ SPS Nợ các TK 111, 112, 113 đối ứng Có 171, 3411, 3431, 3432, 41112,….
4   4.Tiền trả nợ gốc vay34 + Căn cứ SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 171, 3411, 3431, 3432, 41112. (ghi âm)
5   5.Tiền trả nợ gốc thuê tài chính35 + Căn cứ SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 3412. (ghi âm)
6   6. Cổ tức, lợi nhuận đã trả cho chủ sở hữu36 + Căn cứ SPS Có các TK 111, 112, 113 đối ứng Nợ TK 421, 338 (chi tiết số tiền đã trả về cổ tức và lợi nhuận) (ghi âm)
 Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính40  40 = 31+32+33+34+35+36
 Lưu chuyển tiền thuần trong năm (50 = 20+30+40)50  50 = 20+30+40
 Tiền và tương đương tiền đầu năm60  + Lấy từ mã số 110, cột “Số đầu kỳ” trên Bảng cân đối kế toán
Ảnh hưởng của thay đổi tỷ giá hối đoái quy đổi ngoại tệ61  +  Căn cứ SPS Nợ hoặc Có TK 413 đối ứng các TK tiền và tương đương tiền bằng ngoại tệ hiện giữ vào cuối kỳ lập báo cáo do thay đổi tỷ giá hối đoái khi được quy đổi ra tiền Việt Nam. Nếu tỷ giá cuối kỳ cao hơn tỷ giá ghi trong sổ trong kỳ thì ghi bình thường, nếu tỷ giá cuối kỳ thấp hơn tỷ giá ghi sổ trong kỳ thì ghi trong dấu ngoặc đơn.
 Tiền và tương đương tiền cuối năm (70 = 50+60+61)70VII.34  +  Số liệu của chỉ tiêu này phải khớp đúng với tổng số dư cuối kỳ các TK tiền và tương đương tiền. Mã số 70 = Mã số ( 50 + 60 + 61). Hoặc bằng chỉ tiêu có mã số 110 trên bảng cân đối kế tóan năm đó.

 

  • Kiểm tra

– Các chỉ tiêu thu tiền ghi số dương

– Các chỉ tiêu chi tiền ghi số âm để trong ngoặc đơn

– Số liệu chỉ tiêu mã số 70: Tiền và tương đương tiền cuối kỳ phải bằng với chỉ tiêu mã số 110 trên bảng cân đối kế toán.

  • Ví dụ 1:

– Doanh nghiệp có mở tài khoản tại ngân hàng, hàng tháng, ngân hàng tự động trích lãi trên số dư tài khoản, số tiền là 120.000, các bạn sẽ định khoản nghiệp vụ này như sau:

Nợ TK 112: 120.000

Có TK 515: 120.000

==> Để lên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các bạn sẽ thực hiện phân tích như sau:

Bước 1: Xác định dòng tiền này thuộc vào nhóm chỉ tiêu nào: Hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư, hay hoạt động tài chính. Và trong trường hợp này, thuộc nhóm hoạt động sản xuất kinh doanh. Rất nhiều bạn, khi đọc nghiệp vụ này, và nhầm lẫn vào hoạt động đầu tư. Đầu tư, hiểu đơn giản là, bạn mang tiền đi cho vay với mục đích để lấy lãi, còn trong trường hợp này, các bạn để tiền ở ngân hàng, không phải là mục đích cho vay và lấy lãi, mà để thanh toán, để giao dịch.

Bước 2: Xác định dòng tiền này là thu, hay là chi. Bước này thì rất đơn giản, các bạn chỉ cần thấy ghi nợ trên tài khoản 111,112 là thu, và ghi chi. Và trong ví dụ này, dòng tiền này là thu.

Bước 3: Xác định dòng tiền thuộc chỉ tiêu nào. Tại bước 1, các bạn đã xác định được nhóm của dòng tiền này, tại bước 2 các bạn đã xác định được dòng tiền này là thu tiền. Và bước 3 các bạn sẽ xem hướng dẫn chi tiết từng chỉ tiêu thu tiền trong nhóm 1 theo hướng dẫn phía trên. Và các bạn dễ dàng xác định được, dòng tiền này thuộc chỉ tiêu mã 01: Tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác.

==> Các nghiệp vụ khác các bạn phân tích tương tự. Có một lưu ý là, nếu chỉ nhìn vào định khoản, mà không nhìn vào diễn giải, có thể các bạn sẽ xác định sai chỉ tiêu. Vì vẫn với định khoản đó, nó sẽ tương ứng với nhiều chỉ  tiêu khác nhau trong các nhóm khác nhau theo hướng dẫn trong bài viết. Chính vì vậy, mà khi hạch toán, các bạn phải hạch toán vào tài khoản chi tiết, để dễ xác định khi lên Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

  • Ví dụ 2: Tài khoản 331 sẽ chi tiết như sau:

3311: Phải trả cho người bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ

3312: Phải trả cho người bán Tài sản cố định

Và khi thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp hàng hóa, các bạn định khoản:

Nợ TK 3311

Có TK 112

Nhìn vào định khoản này, dễ dàng xác định, nó thuộc chỉ tiêu mã số 02, mà sẽ không bị nhầm lẫn sang chỉ tiêu mã số 21. Nếu các bạn không chi tiết tài khoản 331, thì trong nghiệp vụ này, sẽ bị nhầm lẫn giữa chỉ tiêu mã số 02 và mã số 21.

  • VIDEO HƯỚNG DẪN CHI TIẾT CÁCH LẬP BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ TRÊN PHẦN MỀM KẾ TOÁN EXCEL – CÔNG CỤ ĐỘC NHẤT CHỈ CÓ TẠI ĐAM MÊ KẾ TOÁN 

Đây cũng là một trong các nội dung được hướng dẫn tại khóa học tổng hợp đặc biệt: HỌC NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ HỌC, bạn quan tâm đến các khóa học của ĐAM MÊ KẾ TOÁN có thể xem chi tiết các khóa học TẠI ĐÂY

hinh-anh-dia-chi-cong-ty_dam-me-ke-toan

In the era admission essay of value-added teacher evaluation, this is another opportunity to measure student growth

Bài Viết Liên Quan