Tháng 01.2018, là tháng đầu năm dương lịch, nhưng cũng là tháng cuối năm âm lịch, các Doanh nghiệp đều đang gấp rút công việc để chuẩn bị đón tết Nguyên đán. Kế toán cũng vậy, nhiều bạn háo hức hoàn thiện công việc để mong đến ngày nghỉ tết, được về sum họp cùng gia đình, nhưng nhiều bạn lại sợ những ngày tết về với gia đình, phải trả lời những câu hỏi: Tết này chưa cưới hả con ?, bao giờ lấy chồng vậy cháu ?, chưa cho bạn ăn cỗ hả ?…..
Nhưng thời điểm tháng 01 hàng năm, cũng là thời điểm mà kế toán có rất nhiều công việc cần phải làm. Trong bài viết này, ĐAM MÊ KẾ TOÁN nhắc lại một vài công việc phải làm trong tháng 01 để các bạn nắm được và thực hiện nhé.
- Thứ nhất: Đăng ký thang bảng lương với phòng lao động thương binh và xã hội:
– Ngày 07/12/2017, chính phủ ban hành nghị định 141/2017/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu vùng, và có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Theo đó, mức lương tối thiểu của các vùng đều tăng, và nếu như thang bảng lương của bạn đang áp dụng cho năm 2018 không còn phù hợp, bạn sẽ phải làm lại và nộp lại thang bảng lương cho phòng lao động thương binh và xã hội. (Thông thường các doanh nghiệp đều phải làm lại và nộp lại, bởi các doanh nghiệp xây dựng mức lương cơ bản luôn bằng hoặc chỉ cao hơn một chút mức lương tối thiểu vùng, nên sẽ không còn phù hợp khi lương tối thiểu vùng tăng). Xem thêm bài viết TỔNG HỢP MỨC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG ĐẾN NĂM 2018 TẠI ĐÂY
- Thứ hai: Xây dựng quy chế lương cho năm 2018:
– Nếu như quy chế lương của bạn năm 2017 xây dựng, mức lương cơ bản bằng với mức lương tối thiểu vùng, thì đương nhiên năm 2018 bạn sẽ phải xây dựng lại quy chế lương, bởi mức lương tối thiểu vùng năm 2018 tăng lên theo nghị định 141/2017/NĐ-CP
Tham khảo thêm bài viết: CHIA SẺ QUY CHẾ LƯƠNG – XÓA TAN RỦI RO BẢO HIỂM TẠI ĐÂY
- Thứ ba: Soạn thảo phụ lục hợp đồng lao động cho năm 2018:
– Lương của người lao động thay đổi, đồng nghĩa bạn sẽ phải soạn thảo phụ lục hợp đồng điều chỉnh lại mức lương cho người lao động
- Thứ tư: Soạn thảo quyết định tăng lương cho người lao động năm 2018:
– Lương của người lao động thay đổi, đồng nghĩa bạn sẽ phải soạn thảo quyết định tăng lương cho người lao động
- Thứ năm: Làm thủ tục báo tăng mức đóng Bảo hiểm:
– Công ty bạn có tham gia bảo hiểm cho người lao động, nếu mức đóng hiện tại thấp hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2018, bạn sẽ phải làm thủ tục báo tăng mức đóng bảo hiểm cho người lao động.
- Thứ sáu: Nộp tờ khai thuế
– Nộp tờ khai thuế tháng 12/2017:
+ Nếu công ty bạn kê khai thuế theo tháng, bạn nộp tờ khai thuế tháng 12/2017 chậm nhất vào ngày 20/01/2018: Tờ khai thuế GTGT, TNCN, Báo cáo sử dụng hóa đơn và các tờ khai khác
– Nộp tờ khai thuế quý 4/2017:
+ Nếu công ty bạn kê khai thuế theo quý, bạn nộp tờ khai thuế quý 4/2017 chậm nhất vào ngày 30/01/2018: Tờ khai thuế GTGT, TNCN, Báo cáo sử dụng hóa đơn và các tờ khai khác
- Thứ 7: Nộp tiền thuế
– Nếu công ty bạn kê khai thuế theo tháng, và phát sinh số thuế phải nộp của tháng 12/2017, bạn nộp tiền thuế chậm nhất vào ngày 20/01/2018
– Nếu công ty bạn kê khai thuế theo quý, và phát sinh số thuế phải nộp của quý 4/2017, bạn nộp tiền thuế chậm nhất vào ngày 30/01/2018
– Nộp tiền lệ phí môn bài: Chậm nhất ngày 30/01/2018 nộp tiền lệ phí môn bài cho năm 2018. Lệ phí môn bài năm 2018 có nhiều thay đổi, xem thêm bài viết LỆ PHÍ MÔN BÀI – MỘT VÀI ĐIỂM LƯU Ý TẠI ĐÂY
– Nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý 4/2017:(Đọc kỹ trường hợp này, kẻo bị phạt nhé các bạn) Theo quy định tại điều 17 thông tư 151/2014/TT-BTC:
+ Không phải làm và nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý, nhưng doanh nghiệp vẫn phải căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh để tạm nộp tiền thuế hàng quý. Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
+ Trước đây, do không có quy định cụ thể về phạt đối với số thuế tạm nộp hàng quý, nên các doanh nghiệp thường khai số thuế TNDN tạm nộp hàng quý là không phải nộp, sau đó đến cuối năm khi làm quyết toán mới nộp tiền thuế TNDN. Nhưng, giờ đã có quy định rõ ràng, các bạn lưu ý nhé, cụ thể tính mức phạt như thế nào, xem tiếp ở ví dụ nhé:
Ví dụ 1: Đối với kỳ tính thuế năm 2016, ĐAM MÊ KẾ TOÁN đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 90 triệu đồng, tăng 10 triệu đồng; như vậy chênh lệch giữa số thuế phải nộp theo quyết toán với số thuế đã tạm nộp trong năm dưới 20% thì doanh nghiệp chỉ phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 10 triệu đồng đó vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định (Sau 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính). Trường hợp doanh nghiệp chậm nộp số thuế chênh lệch này thì bị tính tiền chậm nộp theo quy định.
Ví dụ 2: ĐAM MÊ KẾ TOÁN có năm tài chính trùng với năm dương lịch. Kỳ tính thuế năm 2016, doanh nghiệp đã tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là 80 triệu đồng, khi quyết toán năm, số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng.
20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 triệu đồng.
Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 triệu – 22 triệu = 8 triệu đồng.
Khi đó, ĐAM MÊ KẾ TOÁN phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 30 triệu đồng. Đồng thời, ĐAM MÊ KẾ TOÁN tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 8 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp (từ ngày 31 tháng 1 năm 2016) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số thuế phải nộp theo quyết toán. Số thuế chênh lệch còn lại (là 30 – 8 = 22 triệu đồng) mà doanh nghiệp chậm nộp thì ĐAM MÊ KẾ TOÁN tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1 tháng 4 năm 2016) đến ngày thực nộp số thuế này.
==> Theo đó: Nếu DN bạn tạm nộp số thuế TNDN tạm tính theo quý, chỉ cần tổng số thuế tạm tính của 4 quý tính đến hết ngày 30/01 của năm sau chiếm từ 80% trở lên so với số quyết toán thì DN sẽ không bị phạt chậm nộp thuế TNDN theo quý. Bạn không cần phải nộp chính xác theo từng quý. Vì khi xét là xét trên tổng số thuế tạm nộp cả 4 quý so với quyết toán, chứ không phải xét trên từng quý so với quyết toán. Nếu quý 1, quý 3, và quý 3, bạn chưa xác định được, để đến quý 4 xác định và nộp vẫn ok nhé. Vì đến hết quý 4, bạn sẽ phải làm báo cáo tài chính, lúc đó bạn sẽ biết chính xác số thuế TNDN phải nộp khi quyết toán là bao nhiêu, và bạn sẽ tạm nộp chậm nhất vào ngày 30/01 của năm sau số thuế chiếm từ 80% trở lên khi quyết toán là ok.
Ví dụ 3: Trong năm 2016, ĐAM MÊ KẾ TOÁN chưa tạm nộp số thuế TNDN tạm tính, vì hàng quý chưa xác định được số thuế phải nộp. Đến hết năm 2016, ĐAM MÊ KẾ TOÁN tập hợp hóa đơn, chứng từ, và lên BCTC, và xác định được là năm 2016, số thuế TNDN phải nộp là 100 triệu đồng. ĐAM MÊ KẾ TOÁN đã đi nộp số thuế TNDN tạm tính chậm nhất vào ngày 30/01/2017 là 80 triệu đồng (Hoặc trên 80 triệu đồng). ĐAM KÊ KẾ TOÁN không bị phạt chậm nộp số thuế TNDN tạm tính, vì đã tạm nộp đạt 80% số thuế TNDN so với số phải nộp khi quyết toán. ĐAM MÊ KẾ TOÁN sẽ phải nộp số thuế TNDN còn thiếu là 20 triệu đồng chậm nhất vào ngày cuối cùng của thời hạn nộp tờ khai quyết toán thuế TNDN 2016 (Chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính)
Xem thêm tại bài viết HOANG MANG NỘP THUẾ TNDN THEO THÔNG BÁO CỦA CQT TẠI ĐÂY
Đây cũng là một trong các nội dung tại khóa học TỔNG HỢP ĐẶC BIỆT: HỌC NHƯNG KHÔNG PHẢI LÀ HỌC, bạn quan tâm đến khóa học xem chi tiết khóa học TẠI ĐÂY
Tham khảo hướng dẫn sử dụng phần mềm EXCEL – CÔNG CỤ ĐỘC NHẤT CHỈ CÓ TẠI ĐAM MÊ KẾ TOÁN và được đào tạo tại khóa học TỔNG HỢP ĐẶC BIỆT TẠI ĐÂY
Tham khảo VIDEO phân tích các tình huống thực tế về thuế TNCN trong khóa học TỔNG HỢP ĐẶC BIỆT TẠI ĐÂY
Tham khảo một vài trắc nghiệm tình huống thực tế về Hóa đơn trong khóa học TỔNG HỢP ĐẶC BIỆT TẠI ĐÂY
Tham khảo một vài bài tập tình huống thực tế về thuế GTGT trong khóa học TỔNG HỢP ĐẶC BIỆT TẠI ĐÂY